Bỏ qua nội dung

Ngày 21 - Bức tranh Mạng

Chào mừng mọi người đến với chặng tiếp theo của hành trình 90 ngày cùng DevOps, và chào mừng đến với điểm dừng chân mới của chúng ta - Mạng máy tính. Ở đó sẽ có rất nhiều những câu chuyện thú vị, cũng như những hoạt động hấp dẫn đang chờ bạn khám phá.

Hãy xách ba lô lên và đi thôi! 🎒

quote

Nguồn: QuoteFancy

Tại sao là Mạng máy tính?

Để trả lời câu hỏi này, cần phải hỏi ngược lại: Thế rốt cuộc chúng ta dựng lên tất cả những máy ảo rồi Docker các kiểu có cần Mạng hay không? Tất nhiên, là có. Vì thế, việc hiểu rõ những gì liên quan đến Mạng máy tính không chỉ giúp chúng ta làm việc với DevOps dễ dàng hơn mà quan trọng hơn hết, là việc hiểu kiến trúc Mạng góp phần không nhỏ vào việc làm giàu kho tàng kiến thức của chúng ta (cũng như làm giàu cái ví tiền của chính chúng ta nữa) 🤣

NetDevOps?

Network DevOps là một thuật ngữ tuy lạ mà quen - Đó là DevOps cho hệ thống mạng, tức là sử dụng các thực hành của DevOps trong quá trình phát triển và vận hành mạng máy tính. Điều quan trọng của DevOps như đã đề cập ở các giai đoạn trước chính là tính tự động hóa - nghĩa là chúng ta phá vỡ những rào cản giữa Dev và Ops trong quá trình xây dựng mạng để không biến hai nhóm này trở thành những điểm nghẽn gây thất bại, tăng tốc độ triển khai cũng như đảm bảo tính ổn địnhcải tiến liên tục cho hệ thống tỷ đô của chúng ta. Mà tự động hóa là all-code, tức là chỉ có mã nguồn mà thôi, không làm bằng tay.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, xin vui lòng xem tại đây.

Phủ sóng chuyên sâu

Dưới đây là hai đường dẫn video để giúp bạn theo dõi cụ thể hơn.

Còn dưới đây là các định nghĩa đơn giản nhất về Mạng máy tính.

Network

Nguồn: GeeksForGeeks

Host (Máy chủ)

Là bất kỳ thiết bị nào có khả năng gửi hoặc nhận dữ liệu.

Địa chỉ IP

Hãy xem mỗi nhà có một số nhà, số nhà đó dùng để định vị căn nhà nằm ở đâu. Địa chỉ IP cũng làm nhiệm vụ tương tự, nhưng trên không gian mạng toàn cầu.

Mạng

Một hệ thống chuyển dữ liệu giữa các host với nhau, có các kết nối được thực hiện dưới những phương pháp giống nhau.

Chuyển mạch (Switch)

Thiết bị giao tiếp trong mạng, dùng trong chuyển tiếp các gói tin đến các host khi được kết nối tới. Đối với Switch, gói tin khi đến switch sẽ được broadcast (phát sóng) đi khắp mạng trước khi xác định được vị trí chính xác của host cần nhận gói tin.

Định tuyến (Router)

Thiết bị giao tiếp liên mạng, dùng trong chuyển tiếp các gói tin giữa các mạng với nhau. Trên router có một bảng chứa thông tin về đường đi mà gói tin sẽ thực hiện trong vận chuyển, người ta gọi đó là Bảng định tuyến. Mỗi router cũng sẽ có một địa chỉ thường được gọi là Default Gateway - đây là địa chỉ giao tiếp giữa bên trong và bên ngoài mạng.

Gói tin (Packet)

Là một gói (pack) chứa dữ liệu truyền đi. Gói tin có kích thước giới hạn. Một lượng dữ liệu bất kỳ có thể được chia nhỏ thành nhiều gói tin khác nhau.

So sánh giữa Router và Switch

Router và Switch có vai trò tương đối giống nhau nhưng phạm vi hoạt động khác nhau: Switch dùng trong một mạng (để chuyển tiếp) còn Router dùng trong giao tiếp liên mạng (để truyền tin).

Hơn thế nữa…

Chúng ta vẫn còn đó rất nhiều những thiết bị khác chưa được kể ở đây, đều có những tính năng như chuyển mạch hay định tuyến.

  • Access Points (Các điểm truy cập)
  • Firewalls (Tường lửa)
  • Load Balancers (Thiết bị cân bằng tải)
  • Layer 3 Switches (Chuyển mạch cấp 3)
  • IDS / IPS (Hệ thống nhận diện/ngăn ngừa xâm nhập)
  • Proxies (Máy chủ proxy)
  • Virtual Switches (Chuyển mạch ảo)
  • Virtual Routers (Bộ định tuyến ảo)

Và chúng ta cũng sẽ tìm hiểu thêm về những phần như sau vào những ngày tiếp theo.

  • Mô hình OSI
  • Các giao thức mạng
  • DNS (Hệ thống phân giải tên miền)
  • Giao thức NAT
  • Giao thức DHCP
  • Mạng con (Subnets)

Còn bây giờ, chúng ta kết thúc ngày 21 ở đây.

Tài liệu tham khảo 📚

Mời mọi người chuyển sang trang này để theo dõi tất cả tài liệu liên quan trong giai đoạn 4, để giúp bản thân có được những tài liệu hữu ích về Mạng máy tính trong làm việc với DevOps.

Hẹn gặp mọi người ở những ngày tiếp theo. 🚀